• Số 70 Láng Hạ, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
  • Hotline:0906556968
TRẮC ĐỊA TÂN DƯƠNG TẬN TÂM - TÂN TÌNH - GIÁ TỐT - CAM KẾT CHẤT LƯỢNG CAO

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử leica phần 4

21:06 - 20/06/2017 Phạm Đình Huynh

Qua một số bài viết  về hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc leica :

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc leica phần 1

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc leica phần 2

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc leica phần 3

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc leica phần 5 

                                            Về trang chủ

Ta đã có thêm một số kiến thức cần thiết chình vì điều đó hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm  một số kỹ thuật sử dụng máy toàn đạc leica .


H Ư ỚNG D ẪN  ĐO THI ẾT  K Ế B ẢN  V Ẽ

1. Surveying (Đo vẽ bản đồ)

Đây là chương trình đo thường được sử dụng phục vụ công tác trắc địa xác định toạ độ, khảo sát đo vẽ thành lập bản đồ địa hình, địa chính,...

Cách đo:

Từ màn hình Main menu

 

       
   
 
 

Hình 16: Màn hình bảng chọn chính (Main menu)

→ Lựa chọn Programs → ấn Enter/OK, màn hiện ra như sau:

 

 
 
 

Hình 17

Để tiến hành làm việc với chương trình này người sử dụng phải thực hiện lần lượt các bước tại mục “Thiết lập trạm máy ( Stn. Setup )” trước.

 

       
 
   
 

Tiếp theo lựa chọn Survey, màn hình hiện ra:

Hình 18

 

       
   
 

Tới đây để tiến hành đo, chỉ việc ấn F4 (Start) để đo, màn hình hiện ra:

Hình 19

Trước khi đo điểm chi tiết đầu tiên người sử dụng cần nhập vào:

 

+ Tên điểm (hay số thứ tự) chi tiết ở dòng PtID (ví dụ trên màn hình trên là 1), chú ý rằng tên điểm chi tiết này phải khác tên điểm trạm máy và tên điểm định hướng và khác tên các điểm đã lưu trong job đó. Số thứ tự của điểm chi tiết tiếp theo người sử dụng sẽ không phải nhập nữa mà nó sẽ tự động tăng lên 1 đơn vị.

+ Chiều cao gương (hr), ví dụ ở màn hình trên là 1.5m.

+ Mã (ký hiệu) điểm chi tiết (Remark), vì máy có thể định được nhiều khuôn dạng dữ liệu khác nhau nên việc nhập ký hiệu điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý số liệu nội nghiệp, nếu đặt định dạng có đuôi “.dxf”, thì việc nối các điểm trên AutoCAD  kết hợp với sơ họa thực địa sẽ thực hiện được một cách dễ dàng, nhanh chóng nhờ vào ký hiệu điểm. Ví dụ ở màn hình trên là điểm đo “GOCNHA”, “COTDIEN”,... khi phun  điểm trên AutoCAD sẽ có điểm với ký hiệu là GOCNHA, COTDIEN,... xuất hiện.

Sau đó ấn phím F1 (Meas) để đo lưu.

Để chuyển sang điểm tiếp theo cần chú ý nhập hr remark, quá trình đo ghi cứ ấn phím F1 (Meas).

 Chú ý:

 

  • Để xem tọa độ điểm chi tiết, từ màn hình 19 ấn phím     chuyển đến trang ¾ hoặc ấn phím chuyển trang tìm và ấn phím [Manage].
  • Khi đo xong muốn tắt máy để đảm bảo dữ liệu được “an toàn”, người sử dụng nên ấn [ESC] để thoát khỏi chương trình trở về màn hình ban đầu sau đó mới tắt máy.
  • Để kích hoạt gọi mã điểm nhanh (quick code) ấn phims chuyển trang và kích hoạt phím [Code].
  • Để chuyển đổi giữa điểm đặc biệt và điểm hiện tại chỉ việc ấn phím chuyển trang và kích hoạt phím [IndivPt].

 

 

1.Stake Out (Chuyển điểm thiết kế ra thực địa)

Chương trình này dùng để chuyển điểm từ bản vẽ thiết kế ra thực địa (đã biết  trước toạ độ hoặc yếu tố góc và cạnh). Với chương trình này các điểm lỗ khoan thăm dò mở vỉa, khoan cọc nhồi, định vị công trình,…được chuyển ra ngoài thực địa một cách dễ dàng, với giao diện màn hình hiển thị các thông số cần thiết giúp cho việc điều chỉnh khoảng cách gương ra xa, vào gần, sang trái, sang phải máy để đưa điểm đặt gương hiện thời vào đúng vị trí điểm cần chuyển ra thực địa, do vậy công việc trở lên nhanh hơn và kinh tế hơn rất nhiều.

Các bước thực hiện:

 

       
 
   

Từ màn hình Main menu (hình 16) → Lựa chọn Programs → ấn Enter/OK, màn hiện ra như hình 17. Tiếp theo lựa chọn chương trình Stakeout, màn hình hiện ra:

Hình 20

(Tương tự như với chương trình Surveying trước khi tiến hành làm việc với chương trình này người sử dụng cũng phải thực hiện lần lượt các bước tại mục “Thiết lập trạm máy” trước).

+ Settings: Người sử dụng có thể cài đặt:

  • Prefix: Cài đặt thêm ký tự vào đằng trước tên điểm gốc cần chuyển ra thực địa cho việc phân biệt tên điểm sau này.
  • Suffix: Cài đặt thêm ký tự vào đằng sau tên điểm gốc cần chuyển ra thực địa cho việc phân biệt tên điểm sau này.
  • Off: Điểm chuyển ra ngoài được lưu lại giữ nguyên hiện trạng tên ban đầu
  • Stakeout beeep: âm báo khi tìm được điểm thiết kế ngoài thực địa.

 

       
   
 

+ Start: (Bắt đầu chuyển điểm thiết kế ra thực địa) Ấn F4 (Start) màn hình hiện ra như sau:

Hình 21

Tới đây người sử dụng có 2 cách chuyển điểm thiết kế ra thực địa.

  • Cách 1: Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào tọa độ đã biết, có thể:

+ Nhập trực tiếp toạ độ điểm thiết kế vào

+ Gọi điểm thiết kế đã lưu trong bộ nhớ ra.

 

  • Cách 2: Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào góc phương vị và khoảng cách đã biết.

 

       
   
 

Trước hết từ màn hình như hình 21, người sử dụng ấn F4 () 2 lần (tới khi dòng thông điệp dưới đáy màn hình hiển thị ENH, B&Dist, MANUAL).

Hình 22

 

Cách 1: Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào tọa độ đã biết

  • Trường hợp 1: Nhập trực tiếp toạ độ điểm thiết kế vào.

Với cách này người sử dụng có thể nhập vào tọa độ điểm thiết kế lưu luôn vào máy hoặc không lưu vào máy.

·Trường hợp nhập toạ độ điểm thiết kế vào, lưu lại trong máy.

Từ màn hình 22, Ấn phím F1 (ENH), màn hình hiện ra như sau:

 

 
 
 

Hình 23

 

Tiếp theo làm lần lượt như sau:

+ Nhập vào tên điểm (PtID), tên điểm này không được trùng với tên các điểm đã có trong job đang làm việc (ví dụ điểm TK1, hình 24).

+ Nhập vào tọa độ điểm thiết kế, với:

East (Y), North (X), Height (H)

Sau đó ấn Enter/OK [Cont], màn hình hiện ra như sau:

 

       
   
 
 

Hình 24

 

 

Tới đây người sử dụng tiếp tục ấn F4 () để trên dòng thông điệp hiển thị có phím [DIST]. Tiếp theo quay máy sao cho góc bằng ở dòng Hz = 0000’00’’, giữ nguyên bàn độ ngang ở trạng thái này rồi ấn phím [DIST] để đo khoảng cách, người đứng máy nhìn khoảng cách và hướng mũi tên hiển thị trên dòng    để điều chỉnh người đi gương tới     khi đo được khoảng cách trên dòng này = 0 là đúng vị trí thiết kế.

Sau khi tìm được vị trí mặt bằng, người sử dụng dựa vào chênh cao và mũi tên hiển thị trên dòng để điều chỉnh người đi gương nâng lên, hạ xuống sao cho cao độ ở dòng này = 0, khi đó vị trí chân sào gương chính là cao độ của điểm thiết kế. Quá trình  đo ấn phím [DIST] nếu muốn lưu ấn phím [DIST] + [Store].

Để chuyển sang chuyển điểm thiết kế khác làm tương tự.

·Trường hợp nhập toạ độ điểm thiết kế vào không lưu lại trong máy

Từ màn hình như hình 22, ấn phím [MANUAL], nhập tọa độ điểm thiết kế vào và ấn phím ENTER/OK   [Cont] , tới đây làm tương tự như trên.

üTrường hợp thứ hai: Gọi điểm thiết kế đã lưu trong bộ nhớ ra

Nếu số lượng điểm thiết kế cần chuyển ra thực địa lớn người sử dụng có thể dựa vào các tọa độ thiết kế để nhập sẵn vào máy hoặc nhập từ máy vi tính sau đó chuyển vào máy để tiện cho quá trình chuyển điểm ngoài thực địa.

Sau khi thao tác đến khi màn hình hiển thị như hình 21, người sử dụng có thể  gọi

điểm đã lưu trong bộ nhớ ra bằng cách:

 

Dùng phím di chuyển sang trái/ phải tìm điểm đã lưu trong job ở dòng này.

 
 

+ Dùng phím di chuyển sang trái/sang phải ở dòng PtID (khi thanh sáng ở dòng này) để lựa chọn điểm cần chuyển ra ngoài thực địa.

Hình 25

(Chú ý rằng các số liệu trong màn  hình trên chỉ mang tính chất minh họa )

 

       
   
 

+ Trong trường hợp số lượng điểm trong bộ nhớ nhiều, để thao tác được nhanh người sử dụng nên đưa thanh sáng lên dòng “Find:” sau đó nhập tên điểm cần chuyển ra ngoài thực địa (ví dụ điểm TK2), ấn phím Enter/OK [Cont].

Hình 26


Các thao tác tiếp theo làm tương tự như trên.

Cách 2: Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào góc phương vị và khoảng cách

Từ màn hình như hình vẽ 22, ấn phím [B&Dist], màn hình hiện ra:

 

       
 
   
 

Hình 27

Tới đây người sử dụng cần nhập vào:

+ PtID            : Tên điểm, ví dụ màn hình dưới là điểm 15

+ Brg              : Góc phương vị

+                : Khoảng cách ngang.

 

 

 

 

 

 

 

 

H

Sau đó ấn Enter, màn hình hiện ra như sau:

 

 
 
 

ình 28

Tiếp theo người đứng máy quay máy sao cho góc bằng ở dòng Hz = 0000’00’’, sau đó giữ nguyên vị trí bàn độ và điều chỉnh người đi gương vào đúng hướng tia ngắm rồi ấn phím [DIST] để đo. Dựa vào khoảng cách hiển thị trên dòng , người đứng máy  điều chỉnh người đi gương sao cho khoảng cách đo được trên dòng này = 0, đó chính là điểm thiết kế cần tìm. Quá trình đo ấn phím [DIST], để lưu lại kết quả đo, ấn phím [DIST] + [Store].

2.Reference Line ( Đường thẳng tham chiếu)

Chương trình này cho phép người dùng xác định đường thẳng gốc và sau đó lựa chọn thực hiện các công việc:

+ Line & offset (Đoạn thẳng và khoảng cách vuông góc với đoạn thẳng)

+ Grid stake out (Chuyển thiết kế dạng mắt lưới ra thực địa)

+ Stake out points (Chuyển các điểm thiết kế ra thực địa)

+ Line segmentation stake out (Chuyển thiết kế dạng đoạn thẳng ra thực địa) Như vậy nó có thể ứng dụng cho các công việc:

 

 

 

+ Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa theo đường thẳng tham chiếu

+ Dựng một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước

+ Kiểm tra tính song song, vuông góc của 2 hoặc nhiều đường thẳng

+ Kiểm tra tim công trình, và các điểm giao nhau giữa các trục chính, trục phụ trong xây dựng,....

Các điểm gốc tạo đường thẳng gốc, có thể được đo trực tiếp ngoài thực địa, được nhập vào  bằng tay hoặc gọi trong bộ nhớ máy ra. Đường thẳng tham chiếu có thể là chính đường gốc (một trục/cạnh nào đó của công trình,…) hoặc được xác định bằng cách tham chiếu tới đường gốc. Đường thẳng tham chiếu có thể được dịch chuyển song song (khoảng cách Offset), theo chiều dọc (khoảng cách  Line) hoặc theo chiều thẳng đứng (theo Height) so với đường gốc, hoặc quay quanh (Rotate) điểm gốc thứ nhất một góc cần thiết.

 

Trong hình vẽ:

+ Điểm 1 và 2 là điểm gốc thứ nhất và thứ hai.

+ Đường thẳng 3 là đường thẳng gốc (Base line)

+ Đường thẳng 4 là đường thẳng tham chiếu

 

 
 

Từ màn hình Main menu (hình 16) → Lựa chọn Programs → ấn Enter/OK. Tiếp theo lựa chọn chương trình Ref.Line (Ref.EL), màn hình hiện ra:

Hình 29

 

       
   
 
 

Tiếp theo người sử dụng cần đặt tên job và làm các bước trong Station Setup như đã trình bày trước đây. Để tiến hành đo ấn F4 (Start), màn hình hiện ra:

Hình 30

 

Tới đây tiến hành tạo đường thẳng tham chiếu để định vị hoặc kiểm tra, có 2 cách tạo:

+ Cách 1: Tạo đường thẳng gốc bằng cách đo trực tiếp ngoài thực địa.

Như ta đã biết để tạo thành một đường thẳng thì ít nhất phải biết 2 điểm, do vậy để tạo đường thẳng gốc ta phải đo tới 2 điểm gốc.

Từ màn hình 30, để đo tới điểm gốc:

  • Nhập tên điểm thứ nhất (Point 1)
  • Nhập chiều cao gương (hr)

Sau đó ngắm vào điểm gốc thứ nhất, ấn phím [Meas] để đo, màn hình hiện ra:

 

       
   
 
 

Hình 31

 

       
   
 

Tiến hành đo tới điểm thứ 2 làm tương tự điểm thứ nhất, đo xong điểm thứ 2 màn hình hiện ra:

Hình 32

Tới đây nếu muốn:

  • Sử dụng luôn đường thẳng gốc vừa đo làm đường thẳng tham chiếu thì chỉ việc tiến hành đo kiểm tra (Meas Pt) hoặc chuyển điểm thiết kế ra thực địa (Stake).
  • Nếu muốn tạo đường thẳng tham chiếu dựa vào đường thẳng gốc thì nhập các

 

giá trị:

 

 

  • Dịch chuyển song song (tức theo khoảng cách Offset) so với đường gốc
  • Theo chiều dọc (khoảng cách Line) so với đường gốc
  • Theo chiều thẳng đứng (theo Height) so với đường gốc
  • Quay quanh (Rotate) điểm gốc thứ nhất một góc (nếu cần).

 

tại trang 2/2 của màn hình như hình 32.

- Độ cao tham chiếu (Height Reference) có thể lựa chọn độ cao của điểm đầu (point 1), điểm cuối (Point 2) hoặc nội suy (interpolated) theo đường thẳng gốc.

+ Cách 2: Tạo đường thẳng gốc bằng cách gọi điểm từ trong bộ nhớ máy ra.

  • Để gọi điểm trong bộ nhớ ra làm điểm gốc thứ nhất, thì từ hình 30 chỉ việc nhập tên điểm cần làm điểm gốc thứ nhất rồi ấn phím [Find] sau đó ấn [Cont].

 

  • Chuyến sang điểm gốc thứ 2 làm tương tự.

Tiếp theo người sử dụng có thể làm một trong các công việc đã nêu ở trên, ở đây xin được nêu ra cách đo kiểm tra (Meas Pt) chuyển điểm thiết kế ra thực địa (Stake) dựa theo đường thẳng tham chiếu (reference line).

Đo kiểm tra

  • Mô tả phép đo Line & Offset:

 

 

  • Ví dụ mô tả khoảng cách tham chiếu:
 

+ P0    : Trạm máy

+ P1    : Điểm đầu

+ P2    : Điểm cuối

+ P3    : Điểm đo

+ P4    : Điểm tham chiếu

+ d1    : Khoảng cách

+ d2    : Khoảng cách

+ P1    : Điểm đầu

+ P2    : Điểm đo tới

+ P3    : Điểm đo tới

+ a       : Độ cao tham chiếu

+ d1    : Chênh cao giữa điểm đầu P1 và độ cao tham chiếu

+ d2    : Chênh cao giữa điểm P2 và độ cao tham chiếu

+ d3    : Chênh cao giữa điểm P3 và độ cao tham chiếu

 

 

 
 

Khi đã thực hiện đến màn hình 32, nếu muốn đo kiểm tra vị trí điểm xem có đúng thiết kế không, ấn phím (Meas PT), màn hình hiện ra:

Hình 33

Để đo ấn phím [Meas] đo ghi hoặc ấn phím [DIST] + [Store] sau khi đo xong các số liệu: Offset, Line, và chênh cao so với đường thẳng tham chiếu sẽ được hiển thị cho ta biết được vị trí tương hỗ của điểm đó có đúng với thiết kế hay không.

Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào đường thẳng tham chiếu a, Dạng điểm (Stake out points)

Từ màn hình như hình 32, ấn phím [Stake], màn hình hiện ra:

 

 

      

Hình 34

Sau đó tiến hành nhập các giá trị:

+ Dịch chuyển dọc (Line) so với đường thẳng tham chiếu

+ Dịch chuyển vuông góc (Offset) so với đường thẳng tham chiếu

+ Cao độ của điểm thiết kế.

+ Chiều cao gương (hr).

Ấn phím [Cont], màn hình hiện ra:

 

 
 
 

Hình 35

(Chú ý rằng các số liệu trong hình vẽ chỉ mang tính chất minh hoạ)

Sau đó tiến hành quay máy sao cho góc bằng ở dòng Hz = 0000’00’’, rồi tiến hành ấn phím F1 (DIST) để đo, điều khiển dịch chuyển gương sao cho khoảng cách ngang ở  dòng  = 0 (m).

Để chuyển sang điểm khác ấn phím F4 → [Next Pt]. b, Dạng mắt lươi (Grid Stake out)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 36. Mô tả ứng dụng Grid

 

+ RP1 : Điểm gốc thứ nhất

+ RP2 : Điểm gốc thứ hai

+ RL  : Đường thẳng tham chiếu

+ d1    : Khoảng cách bắt đầu từ điểm RP1

+ Incr+/ Incr-          :Khoảng cách tăng/ giảm của mắt lưới

+ Offf+/ Offf-           :Khoảng cách vuông góc với đường RL tương ứng bên phải/ trái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 37. Hình vẽ mô tả phương pháp trong ứng dụng xây dựng

Sau khi thực hiện công việc đến màn hình như hình 32. Ấn phím [Grid], màn hình hiện

ra:

 

 
 
 

Hình 38

Tiếp theo:

+ Nhập giá trị khoảng từ điểm bắt đầu của đường thẳng tham chiếu tới điểm bắt đầu của mắt lưới (Start Chain),

+ Đoạn khoảng cách tăng trong mắt lưới (Incrementation)

+ Khoảng cách Offset từ đường thẳng tham chiếu.

Ấn [Cont] để thực hiện công việc.

 

Ký hiệu

Mô tả

Chn

Mắt lưới của điểm thiết kế ngoài thực địa

Offs

Giá trị tăng khoảng cách Offset, điểm thiết kế nằm bên phải đường thẳng tham chiếu

 

 

Góc bằng từ điểm đo tới điểm thiết kế ngoài thực địa. Có giá trị dương nếu ống kính quay theo chiều kim đồng hồ tới điểm thiết kế.

 

Khoảng cách ngang từ điểm đo tới điểm thiết kế. Có giá trị dương nếu điểm

 

 

thiết kế ở xa hơn điểm đã đo.

 

 

Chênh cao từ điểm đo tới điểm thiết kế. Có giá trị dương nếu điểm thiết kế cao hơn điểm đã đo.

 

 

Giá trị tăng mắt lưới. Điểm thiết kế năm ở hướng từ điểm đầu tới điểm thứ hai của đường thẳng tham chiếu.

 

 

Khoảng cách kinh tuyến (Longitudinal distance) từ điểm đo tới điểm thiết kế. Có giá trị dương nếu điểm thiết kế xa hơn điểm đo.

 

 

Khoảng cách vuông góc từ điểm đo tới điểm thiết kế. Có giá trị dương nếu điểm thiết kế nằm bên phải của điểm đã đo.

b, Dạng đoạn thẳng (Line Segmentation)

Chương trình phụ chia đoạn thẳng tính toán và hiển thị các yếu tố chuyển điểm thiết kế ra thực địa cho các điểm nằm dọc theo đường thẳng, trên cơ sở phương pháp trực giao (∆L, ∆O, ∆H) và phương pháp toạ độ cực                                                            . Chia các đoạn thẳng được giới hạn tới đường thẳng tham chiếu, giữa các điểm bắt đầu và điểm kết thúc của đoạn thẳng.

 

+ P0    : Trạm máy

+ RP1 : Điểm gốc tham chiếu thứ nhất

+ RP2 : Điểm gốc tham chiếu thứ hai

+ RL  : Đường thẳng tham chiếu

+ d1    : Chiều dài đoạn

+ d2    : Đoạn cuối

 

 

Hình vẽ mô tả phương pháp

 

       
 
   
 

Sau khi thực hiện công việc đến màn hình như hình 32. Ấn phím ( ) để chuyển đến  chứng năng “Segment”.

Hình 39

Ấn phím [Segment], màn hình hiện ra:

 

       
   
 
 
 

 

Hình 40

 

Tiếp theo nhập giá trị chiều dài đoạn thẳng cần chia (Segment Length), máy sẽ tính ra số đoạn (Segment No.) và chiều dài đoạn cuối (Misclosur) cho chúng ta, nếu tại dòng Distrib, chọn:

+ None (chiều dài đoạn cuối sẽ được đặt ở ngay sau đoạn cuối của chuỗi);

+ Equal (phân bổ đều chiều dài đoạn cuối cho các đoạn thuộc chuỗi);

+ At Start (chiều dài đoạn cuối sẽ được đặt ngay trước đoạn đầu của chuỗi );

+ StartEnd (Chiều dài đoạn cuối được chia đều ở trước đoạn đầu và đoạn cuối của chuỗi).

Ấn [Cont] để thực hiện công việc.

+ Giải nghĩa các ký hiệu trong giao diện màn hình “Line Segmet – Stake out”:

 

Ký hiệu

Giải nghĩa

Segm

Số đoạn, bao gồm cả đoạn cuối nếu có

CumL

Khoảng cách dồn của các đoạn. Thay đổi với số đoạn hiện tại. Bao gồm cả chiều dài đoạn cuối nếu có.

 

 

Góc bằng từ điểm đo tới điểm thiết kế ngoài thực địa. Có giá trị dương nếu ống kính quay theo chiều kim đồng hồ tới điểm thiết kế.

 

 

Khoảng cách ngang từ điểm đo tới điểm thiết kế. Có giá trị dương nếu điểm thiết kế ở xa hơn điểm đã đo.

 

 

Chênh cao từ điểm đo tới điểm thiết kế. Có giá trị dương nếu điểm thiết kế cao hơn điểm đã đo.

 

 

Giá trị tăng mắt lưới. Điểm thiết kế năm ở hướng từ điểm đầu tới điểm thứ hai của đường thẳng tham chiếu.

 

 

Khoảng cách kinh tuyến (Longitudinal distance) từ điểm đo tới điểm thiết kế. Có giá trị dương nếu điểm thiết kế xa hơn điểm đo.

 

 

Khoảng cách vuông góc từ điểm đo tới điểm thiết kế. Có giá trị dương nếu điểm thiết kế nằm bên phải của điểm đã đo.

+ Các thông báo có thể hiển thị:

 

Thông báo

Giải thích

Baseline too short!

Đường tham chiếu ngắn hơn 1cm. Lựa chọn lại các điểm gốc tạo đường tham chiếu xa hơn.

Coordinates invalid!

Không có toạ độ hoặc toạ độ sai. Đảm bảo rằng các điểm đã sử dụng có toạ độ X, Y

Recording to interface!

Data Output được cài đặt để ở Interface trong trình đơn Data Settings. Để thực hiện được đường tham chiếu, Data Output phải được cài đặt để trong Internal Memory.

 

 

3.Tie Distance (Đo khoảng cách gián tiếp)

Giới thiệu:

Chương trình này dùng để xác định các yếu tố sau:

+ Khoảng cách nghiêng giữa 2 điểm

+ Khoảng cách ngang giữa 2 điểm

+ Chênh cao giữa 2 điểm

+ Phương vị cạnh nối 2 điểm

+ Độ dốc (grade) giữa 2 điểm

 

Hình 41. Mô tả một ứng dụng đo khoảng cách gián tiếp

Hai điểm này có thể đo ngoài thực địa hoặc lấy từ trong bộ nhớ của máy hoặc nhập toạ độ từ bàn phím.

Các phương pháp đo gián tiếp:

Người sử dụng có thể chọn một trong hai cách đo gián tiếp sau:

- Phương pháp đa giác (Polygon):

+ P0        : Trạm máy

+ P1-P4 : Các điểm đo tới

+ d1        : Khoảng cách từ P1-P2

+ d2        : Khoảng cách từ P2-P3

+ d3        : Khoảng cách từ P3-P4

+              : Phương vị từ P1-P2

+              : Phương vị từ P2-P3

+              : Phương vị từ P3-P4

Hình 42. Mô tả phương pháp đa giác (Polygon)

- Phương pháp xuyên tâm (Radial):

+ P0        : Trạm máy

+ P1-P4 : Các điểm đo tới

+ d1        : Khoảng cách từ P1-P2

+ d2        : Khoảng cách từ P1-P3

+ d3        : Khoảng cách từ P1-P4

+              : Phương vị từ P1-P4

+              : Phương vị từ P1-P3

+              : Phương vị từ P1-P2

 

Hình 43. Mô tả phương pháp xuyên tâm (Radial)

Cách tiến hành:

 

       
   
 
 

Từ màn hình Main menu → Lựa chọn Programs → ấn Enter/OK → ấn phím  chuyển trang đến trang chứa ứng dụng “Tie Dist”, như hình sau:

Hình 44

 

→ Lựa chọn “Tie Dist”, màn hình hiện ra:

 

       
   
 
 

Hình 45

Tiếp theo người sử dụng cần đặt tên job và làm các bước trong Station Setup như đã trình bày trước đây.

Khi ấn F4 (Start), để bắt đầu đo màn hình hiện ra 2 trường hợp:

 

 
 
 

Hình 46

Tại đây người sử dụng có thể chọn F1 (POLYGON) hoặc F2 (RADIAL).

  • Trường hợp 1: Ấn F2 (POLYGON) - Đây là phương pháp đa giác

 

 
 

Với phương pháp này người sử dụng có thể áp dụng để đo các yếu tố trên, giữa 2 điểm không có tầm nhìn thông suốt với nhau, để kiểm tra kích thước hình học của toà nhà cao tầng, kiểm tra độ dốc hay hệ số mái taluy trong giao thông, thuỷ điện,…

Hình 47

Thao tác tiếp theo như sau:

+ Nhập vào tên điểm thứ nhất (Point 1)

+ Nhập vào chiều cao gương (hr) Tiến hành đo ấn phím [Meas]

Tiếp theo, nhập tên điểm thứ 2 (nếu không nhập thì điểm thứ 2 sẽ tự động tăng lên 1 đơn vị so với điểm trước) và nhập chiều cao gương.

Sau khi đo xong điểm thứ 2 kết quả đo gián tiếp sẽ hiển thị (Tie Distance Result).

 

 

     

Hình 48

Ví dụ: Trên màn hình là kết quả đo khoảng cách gián tiếp tới 2 điểm là 3 và 4.

Trong đó:

Point 1:          Điểm thứ nhất

Point 2:          Điểm thứ hai

Bearing:        Phương vị cạnh nối 2 điểm

Grade :          Độ dốc giữa 2 điểm      :                        Khoảng cách nghiêng

       :           Khoảng cách bằng

       :           Hiển thị chênh cao giữa hai điểm

Nếu muốn đo mới, ấn F1 (NewPt 1), nếu vẫn muốn dùng điểm đầu tiên để tính so với các điểm khác, ấn F2 (NewPt 2).

< >Trường hợp 2: Ấn F2 (RADIAL) – Phương pháp xuyên tâm Phương pháp này làm tương tự phương pháp đa giác.

 

 

Hotline: 0906556968